Tieudaothuquan

0

Chương thứ bốn mươi lăm – Giữa ôn tuyền trong núi gặp khách không mời

Hiện tại việc đầu tiên cần làm là khảo sát thủy lợi, nhưng Dạ Vị Ương chợt phát hiện người bên cạnh hình như không đủ dùng, nếu gửi thư cho hoàng đế thì ít nhất nửa tháng nữa mới có thể nhận được hồi âm. Con mẹ nó trao đổi thư từ ở cổ đại cũng quá chậm rồi, nhiều lúc bực bội ghê, đợi muốn mòn đít chỉ vì một lá thư!

Dù chưa tìm ra manh mối nào hữu dụng, nhưng ít nhất cũng giúp Dạ Vị Ương hiểu hơn về tình hình cuộc sống của bách tính đang chịu nạn ở vùng Quảng Nam. Cậu vừa phát thức ăn cho một cụ già vừa cùng mọi người nói chuyện phiếm.

Dạ Vị Ương không hiểu tiếng địa phương nên đành nhờ Thường Thiếu Điển giúp cậu hỏi khi xảy ra thiên tai không lẽ quan phủ không phân phát lương thực sao? Kết quả mọi người đều trả lời chưa từng nhận được một cân gạo hay phân tiền nào.

Việc này khiến Dạ Vị Ương nhớ tới một chuyện khi cậu còn nhỏ: vì cha mẹ ly hôn nên cậu được bà ngoại mang về nuôi, thời điểm đó cuộc sống cả hai gặp rất nhiều khó khăn, may thay thành tích học tập của cậu rất tốt còn được tỉnh khen thưởng. Cuối năm tỉnh cấp cho cậu một phần học bổng nhưng cuối cùng những gì cậu nhận chỉ là một phần mười số tiền học bổng ấy. Sau đó có một người thầy muốn giúp cậu đòi lại công bằng nhưng kết quả ngày hôm sau ông ấy đã bị đuổi việc. Nếu cậu đoán không sai, phần lớn tiền học bổng kia đã bị người khác nuốt trọn mất rồi.

Đúng là cấp trên sẽ phát tiền cho cấp dưới, nhưng ở trung gian thì không bao giờ sạch sẽ lắm đâu.

Vì chuyện này không thể vội vàng xử lí, hơn nữa Dạ Vị Ương sợ bản thân làm bậy, bứt dây động rừng nên đành đi khảo sát thủy lợi trước rồi ngóng trông chờ đợi tin tức từ kinh thành. Hôm sau lúc rời khỏi Mân Thành đoàn người lập tức tháo gỡ ngụy trang, Dạ Vị Ương quay về thân phận khâm sai cùng đội ngũ chờ bên ngoài, giống như hiện tại câu mới chính thức tiến vào nơi này.

Từ đằng xa cậu đã nhìn thấy tri huyện đang đợi mình ở cổng, Dạ Vị Ương nhìn đội ngũ nghênh đón phô trương thanh thế kia lòng cảm thấy vô cùng ghê tởm. Cậu lấy cớ vì lặn lội đường xa nên thân thể không khỏe, từ chối tiệc tẩy gió của đối phương và không ngoài dự đoán của cậu, lúc này trên từng ngõ ngách đã không bóng dáng người xin ăn nào nữa. Nếu không phải cậu lặng lẽ đến Mân Thành từ trước, có lẽ cậu cũng đã tưởng dân chúng nơi đây đều đã nhận được tiếp tế từ hoàng thượng rồi.

Không muốn chờ thêm nữa, sau khi thực hiện chuyện trợ cấp vật dụng, Dạ Vị Ương dẫn đội ngũ đi tới nơi đo đạc, không buồn liếc mắt nhìn tri huyện một cái.

Rời khỏi Mân thành, đi thêm nửa ngày nữa đã đến một thôn nhỏ, sau khi gặp thiên tai thôn này gần như đã hoàn toàn sụp đổ, số lượng người trong thôn vốn không nhiều nay đều bỏ đi nơi khác. Dạ Vị Ương sai người hạ trại, mang theo vài quan viên công bộ bắt đầu làm việc.

Địa hình vùng Quảng Nam có chút giồng với Tứ Xuyên, từ xưa đến nay Tứ Xuyên được xưng là nơi giàu tài nguyên bậc nhất cả nước, thời tiền Tần (giai đoạn trước khi nhà Tần thống nhất) ngay cả Tư Mã Thiên cũng đã khái quát sơ về vùng Tứ Xuyên là: phu Thục, tây tích chi quốc dã.

Quảng Nam hiện tại và Tứ Xuyên trong thời kì tiền Tần không khác biệt lắm, đều nhiều thiên tai, lũ lụt hạn hán đều có. Người bên ngoài nhìn vào chỉ nghĩ đây là một địa phương nghèo khổ xa xôi, nhưng nếu có thể xây dựng công trình thủy lợi giống như Đô Giang Yển, đối với dân chúng Giang Nam nói riêng và Thiên quốc nói chung chính là phúc phần muôn đời.

Đứng ở một chỗ thuận lợi cho việc thăm dò, Dạ Vị Ương liên tục thay đổi địa điểm khảo sát, tuy hành trình có chút gian khổ nhưng cậu chưa từng than thở nửa câu. Ngay cả một số người lúc đầu còn có thành kiến với tên đại nịnh thần được hoàng thượng sủng ái này, sau một thời gian sống chung đã hoàn toàn bị cậu làm cho ấn tượng.

Hơn nữa Dạ Vị Ương có cả tri thức khoa học hiện đại, đối với việc thi công luôn đưa ra những giải pháp kinh ngạc khiến cho quan viên công bộ không khỏi tâm phục khẩu phục. Họ cũng không ý kiến nhiều, chỉ im lặng đi theo Dạ Vị Ương cùng nhau làm việc.

Bọn họ dùng phương thức đi vòng tròn dọc đường tiến hành đo đạc, cuối cùng trở lại Mân Thành nghỉ ngơi một chút. Mấy ngày sau, bọn họ tới một nơi gọi là La Sơn tiến hành cuộc khảo sát cuối cùng. Hiện tại thời gian bọn họ ở Quảng Nam đã qua hơn nửa tháng, thời tiết ngày càng lạnh. Nếu không phải lúc nào cũng có Thường Thiếu Điển ở bên cạnh chăm sóc, chỉ sợ Dạ Vị Ương đã bị đông lạnh nằm cứng ngắc trên giường.

Đến La Sơn, theo thường lệ họ lại dựng trại đóng quân, Dạ Vị Ương quấn một chiếc áo lông cừu thật dày ngồi trên giường trong lều tiến hành vẽ bản thiết kế dựa theo địa hình sau khi khảo sát. Lúc này Thường Thiếu Điển bỗng chạy vào, thở hổn hển nói: “Đại nhân, lúc nãy mấy tên hộ vệ đang săn thú trong núi thì phát hiện có suối nước nóng.”

Đúng là thu hoạch ngoài ý muốn, bên trong La Sơn có một con suối nhỏ cách nơi bọn họ dựng trại không xa, bởi vì vội vàng nên nhiều ngày rồi họ không có thời gian để tắm rửa, bây giờ phát hiện suối nước khiến mọi người đều cực kỳ cao hứng.

Mấy con suối kia phân bố rải rác vài nơi trên núi, Thường Thiếu Điển đặc biệt tìm cho Dạ Vị Ương một ao nhỏ có đá tảng và cây cối bao quanh để tắm rửa. Sợ Dạ Vị Ương ngã, Thường Thiếu Điển đi theo Dạ Vị Ương đến tận nơi, ở ven bờ trải ra thảm dày để Dạ Vị Ương tựa vào. Vừa ngầng đầu, hắn liền thấy vài nha hoàn đang hầu hạ Dạ Vị Ương cởi quần áo.

Nhìn thấy bả vai trắng mịn lộ ra trong gió đông, Thường Thiếu Điển vội vàng xoay người, trong lòng thầm nghĩ Dạ đại nhân vẫn “phóng khoáng” giống như trước, hắn thấp giọng nói: “Đại nhân, ta sẽ đứng canh giữ ở xe ngựa gần đây, ngài có việc thì cứ kêu một tiếng.”

Chờ Dạ Vị Ương quay đầu lại, Thường Thiếu Điển đã chạy trốn mất dạng, cậu cười gọi: “Thường thái y, hay chúng ta cùng tắm đi.”

Ai kia còn chưa kịp chạy xa suýt chút nữa đã ngã nhào xuống đất vái lạy mẹ thiên nhiên, Thường Thiếu Điển trong lòng lầm bầm: không nghe thấy gì hết, không nghe thấy gì hết!

Hết chương thứ bốn mươi lăm

 

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *